TT
- Sáng sớm vừa bước chân vào phòng, người đồng nghiệp lớn tuổi vỗ vai tôi một
cái khá đau, nói như hét: “Sáng mai xét xử lưu động ở Hà Tiên, cậu hai vụ, tớ
một vụ. Thôi thì cậu xử luôn cả ba vụ, tớ làm việc tại phòng, vừa tiết kiệm
thời gian của tớ, vừa tiết kiệm kinh phí cho cơ quan. Tiết kiệm để tăng thu
nhập mà, đồng ý nhé!”. Quá hợp lý nên tôi không thể từ chối và tranh thủ đọc
ngay hồ sơ.
Minh họa: NGUYỄN NGỌC THUẦN
Nhật
ký kiểm sát xét xử phúc thẩm cho biết bị cáo L.V.M., 23 tuổi, bị Tòa án nhân
dân cấp sơ thẩm xét xử về tội hiếp dâm trẻ em theo khoản 1 điều 112 Bộ luật
hình sự với khung hình phạt từ 7-15 năm tù nhưng chỉ bị xử phạt 3 năm tù, do
vậy Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) huyện kháng nghị phúc thẩm theo hướng tăng
mức hình phạt đối với bị cáo và lãnh đạo viện đã cho ý kiến là bảo vệ kháng
nghị của VKSND cấp huyện.
Quá
hợp lý, mọi hành vi xâm hại đến sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của trẻ em cần
phải được nghiêm trị. Tôi bắt tay vào nghiên cứu hồ sơ, dự thảo bài phát biểu
quan điểm giải quyết vụ án của VKSND và đề cương thẩm vấn, tranh luận của kiểm
sát viên tại phiên tòa phúc thẩm.
Tội
trạng của bị cáo đã rõ ràng. Trưa 12-8-2009, lợi dụng cha mẹ của em Đ. bận buôn
bán, chỉ có em Đ. và hai đứa em nhỏ ở nhà, bị cáo đã có những cử chỉ thân mật
và khi thấy em Đ. không có phản ứng gì, bị cáo xốc tới, bế em Đ. lên giường mặc
cho nạn nhân vừa van xin, vừa chống trả quyết liệt.
Thời
gian mà bị cáo sử dụng bạo lực giằng co với người bị hại kéo dài khoảng 20
phút. Rất may em của nạn nhân thấy được nên đã nhanh chân tìm cha báo tin và
chỉ đến khi cha của nạn nhân chạy về nhà lôi bị cáo ra khỏi người con gái mình,
tát vào mặt bị cáo những cú mạnh như trời giáng thì bị cáo mới sực tỉnh.
Tuy
bị cáo chưa làm thiệt hại thể chất nạn nhân nhưng hành vi đó đã ảnh hưởng rất
xấu đến tâm lý của một bé gái chưa tròn 14 tuổi.
Khi
xem xét nhân thân của bị cáo, tôi chú ý một điều: cha mất sớm, bị cáo chỉ học
hết lớp 1 đã phải cùng với mẹ và hai chị, em gái của mình lăn lộn làm đủ thứ
nghề (nếu có thể gọi như vậy) từ bán vé số đến bán đá bào, ai thuê gì làm
nấy...để kiếm sống.
Những
người hàng xóm của bị cáo và ngay cả cha của người bị hại đều có chung nhận xét
thường ngày bị cáo rất hiền, nói năng, cư xử rất đúng mực nên ông rất thương,
thường cho bị cáo quần áo cũ hoặc có món gì ngon đều kêu bị cáo qua ăn, nhưng
không hiểu sao ngày hôm đó bị cáo lại có hành vi điên rồ đến vậy.
Và
thật bất ngờ, trong hàng chục bản cung có một bản cung bị cáo khai như một lời
tâm sự: “Thưa cán bộ, con biết nhà con rất nghèo nên trước đó tuy có một vài cô
gái có tình cảm với con nhưng rồi cũng chẳng đi đến đâu. Con thương em Đ., có
mời Đ. cùng những người bạn đi uống nước một vài lần, do sợ giống như những lần
trước nên con mới có ý định ăn ngủ với Đ., xem như chuyện đã rồi để mong gia
đình của Đ. chấp nhận. Con không biết việc làm của con là vi phạm pháp luật vì
con tưởng Đ. cũng thương con”.
Sau
khi sự việc bị phát hiện, theo một lời khai nhân chứng thì suýt nữa cả cha của
nạn nhân và mẹ của bị cáo phạm tội tổ chức tảo hôn. Khi phía gia đình của bị
cáo ngỏ lời hỏi cưới Đ. cho bị cáo thì người cha thản nhiên quay sang hỏi con
gái chịu không để ông gả. May là em Đ. không đồng ý.
Tôi
thật sự đắn đo, chỉ vì không hiểu biết pháp luật mà một thanh niên hiền lành
như bị cáo lại phạm một tội rất nghiêm trọng với khung hình phạt từ 7-15 năm
tù. Cho dù bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như chưa gây thiệt hại, thành
khẩn khai báo, tại phiên tòa sơ thẩm, cha của bị hại cũng xin giảm nhẹ cho bị
cáo, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt nhưng mức án 3 năm tù
là nhẹ.
Lẽ
ra tòa án cấp sơ thẩm phải tuyên phạt bị cáo từ 4-5 năm tù mới thỏa đáng nhưng
tôi vẫn băn khoăn liệu kháng nghị của VKSND huyện có cần thiết hay không? Dù
sao bị cáo cũng đã bị tuyên phạt 3 năm tù cho sự dại dột của mình.
Sáng
hôm sau, tôi quyết định đăng ký báo cáo lại vụ án với lãnh đạo viện. Sau khi
nghe tôi trình bày toàn bộ quan điểm và những suy nghĩ của mình, phó viện
trưởng mỉm cười: “Suy nghĩ như đồng chí là đúng, pháp luật không chỉ để nhằm trừng
trị, răn đe người phạm tội mà còn phải thể hiện sự bao dung. Trong trường hợp
này, việc tăng mức hình phạt cho bị cáo thêm một hoặc hai năm tù là cứng nhắc,
không có ý nghĩa cảm hóa người phạm tội”.
Tôi
thật sự nhẹ nhõm, 3 năm tù không quá dài đối với một phạm nhân 23 tuổi. Mong
sao bị cáo cải tạo tốt để sớm hòa nhập cộng đồng.
NGUYỄN
MINH SƠN (VKSND tỉnh Kiên Giang)
Lời
bàn: Tôi nguyên là kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân Tối
cao – Tôi đồng tình với quan điểm của anh Sơn – Chúng ta không thể chỉ căn cứ
vào hành vi phạm tội, vào nhân thân bị cáo mà còn phải xem xét
nguyên nhân điều kiện phạm tộivà điều
quan trọng là phải biết nhìn mặt tích cực của người phạm tội, phải tin tính lương
thiện trong con người đó. Luật pháp là cứng nhắc, duy lý, không thể một sớm một
chiều thay đổi được, nhưng cuộc sống thì luôn thay đổi, nên khi đánh giá hành
vi phạm tội của một con người ta phải nhìn nhận họ trong sự phát triển hướng
thiện. Mọi tội lỗi đều có thể cải tạo được…rất buồnrằng có không ít vị thẩm phán khi tuyên án một
người phạm tội có mức án cao nhất đã không ngần ngại nói rằng họ không còn khả
năng cải tạo để thành người lương thiện, nên cần phải loại họ ra khỏi đời sống
xã hội để phòng ngừa chung. Sao lại chủ quan nói như vậy. Gần đây trong phiên
tòa xét xử Nguyễn Đức Nghĩa tại tòa án Hà Nội, trong lời nói sau cùng bị cáo
tha thiết mong rằng sau khi bị thi hành án mong rằng người đời hãy nghỉ về bị
cáo đó là một kẻ phạm sai lầm trong đường đời để dẫn tới tội ác mà không phải
là một kẻ giết người máu lạnh…dù rất phẫn nộ với Nghĩa nhưng tôi chia sẽ với bị
cáo Nghĩa điều đó... chúng ta hãy sống và hành động vì con người và coi nỗi đau
của họ là nỗi đau của chính mình.
Luật sư Văn Trường Chinh